Có lẽ sẽ không phải là nói quá khi so sánh chiếc bộ đàm là trái tim của những người làm sự kiện. Trong bối cảnh của một sự kiện bất kể lớn hay nhỏ, sự linh hoạt và giao tiếp không ngừng là yếu tố then chốt đảm bảo mọi thứ diễn ra trôi chảy. Đây là lúc mà chiếc bộ đàm – công cụ giao tiếp không thể thiếu của những nhà tổ chức sự kiện, đóng vai trò như một trái tim, giữ cho mạch máu giao tiếp luôn lưu thông mạnh mẽ và không gián đoạn.
1. Kết Nối Liền Mạch, Đáng Tin Cậy
Chiếc bộ đàm không chỉ giúp duy trì liên lạc giữa các bộ phận mà còn đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh chóng và rõ ràng. Trong một không gian đầy ồn ào và hối hả của sự kiện, chỉ cần một thiết bị nhỏ gọn này, bạn có thể kết nối với các bộ phận trong Ekip.
2. Hiệu Suất Làm Việc Tăng Cao
Bộ đàm mang lại lợi ích không chỉ về mặt giao tiếp mà còn tạo điều kiện cho sự phối hợp đội nhóm hiệu quả. Nó cho phép người dùng truyền tải chỉ thị cụ thể, phản hồi gấp và điều chỉnh nhanh chóng đối với các tình huống không ngờ tới. Qua đó, tăng cường khả năng kiểm soát sự kiện từ xa mà không cần mất công chạy từ điểm này đến điểm kia.
3. Bảo Mật và Quyền Riêng Tư
Một lợi ích quan trọng khác của bộ đàm là khả năng đảm bảo thông tin nhạy cảm không bị lộ ra ngoài. Trong một sự kiện có nhiều người tham gia, việc giữ bí mật thông tin là hết sức cần thiết, và bộ đàm làm điều này tốt hơn nhiều so với các phương tiện liên lạc thông thường.
Tuy là thiết bị rất quen thuộc nhưng dường như có rất nhiều người làm sự kiện còn chưa thông thạo việc sử dụng bộ đàm, khiến cho việc truyền tải và tiếp nhận thông tin bị gián đoạn. Và đôi khi bi hài khi sử dụng bộ đàm là chuyện thường tình:
• Một đoạn hội thoại hay gặp khi sử dụng bộ đàm
“- Xẹt ..xẹt … Ù ù ù …
– ho..âm..than..o…lê ê ê… roẹt
– ..âng
– Sao … .. xèo xèo…ại thế này
– A nói lại đi ạ, em không nghe rõ
– sdfdsf dsfdsfdsẻtybcx
– Nói chậm thôiiiiiiiii
– È è è … Ù ù ù …
*Lạo xạo lạo xạo* ”
• Có rất nhiều khách hàng dù không phải là người trực tiếp trong ê kíp chạy chương trình nhưng vẫn muốn sử dụng bộ đàm để “tiện liên lạc” với Ban tổ chức. Tuy nhiên, họ lại không có kỹ năng sử dụng bộ đàm thành thạo, rồi kêu bộ đàm hỏng, không dùng được, v.v… mặc dù trước đó Ban tổ chức đã kiểm tra rất kỹ. Hoá ra, có những người chỉ ấn tay rồi nhả luôn phím “gọi”, sau đó cứ nói như bên kia đang tiếp nhận thông tin. Cũng có trường hợp nói xong rồi mà cứ ấn giữ phím gọi để “nghe trả lời”, khiến cả ê kíp phải chịu đựng những tiếng rè rè và không liên lạc được với nhau nữa
• Ngôn ngữ đặc trưng vùng miền cũng là một rào cản khó khăn trong việc trao đổi qua bộ đàm. Chắc hẳn có những anh chị em trong Nam ngoài Bắc đã từng làm việc với nhau rất nhiều lần, nhưng đôi khi cũng khó có thể nghe hết được thông tin từ người kia. Nhất là khi có ai đó nói giọng Quảng Ngãi, Quảng Bình thì chắc là anh chị em ngoài Bắc sẽ cần ngay 1 dịch thuật viên khẩn cấp.
• Đối với những vị trí Event Manager, anh chị em đôi khi sử dụng cùng lúc 2 bộ đàm do các tính năng của bộ đàm thông thường không hỗ trợ chuyển kênh. Điều này có lúc cũng sẽ khiến họ bị loạn thông tin, nhầm lẫn và mất tập trung trong khi chạy chương trình.
Trong thế giới của sự kiện đòi hỏi sự chính xác và chuyên nghiệp, bộ đàm chính là người hùng thầm lặng, đảm bảo mọi diễn biến đều được nắm bắt và xử lý tốt nhất có thể. Đừng để công việc của bạn trở nên rối ren chỉ vì thiếu vắng những “trái tim” nhỏ bé này.